Đọc truyện | Game office Androi | Game office Java | Hình nền Flash Động | Tin Nhắn Hình Đẹp | Hack Avatar |
[Xã hội] Bạch tuộc làm từ cao su, bún nhiễm chất tẩy rửa dọa người tiêu dùng
Những tin tức đáng lo ngại về vệ sinh an
toàn thực phẩm lại một lần nữa khiến
người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
Khâu chế biến được thực hiện trên nền gạch dơ bẩn.
Bì heo cơm tấm làm từ da heo bẩn Ngày 28/9, trạm Thú y huyện Bình Chánh
(TP. HCM) đã tiến hành xử phạt hai cơ sở
chế biến “chui” da heo số lượng lớn do
ông Lê Hoa Khôi và ông Lê Phước Luận
cùng ngụ ấp 2 xã Phạm Văn Hai (Huyện
Bình Chánh) làm chủ với tổng số tiền là 13 triệu đồng. Tại cơ sở ông Luận, có một số lượng lớn
da heo thành phẩm chất ở nền nhà, trên
gác và trên mái tôn, đồng thời phát hiện
505 kg da heo luộc đang được 3 công
nhân chế biến giữa nền gạch. Còn tại cơ sở ông Khôi, đoàn phát hiện 1,5
tấn da heo tươi được chất la liệt trong các
thùng xốp, xô nhựa và rải nằm giữa sàn
xi măng dơ bẩn. 900 kg da heo đang được muối trong 15 thùng phi nhựa, 270 bì heo đã qua chế biến và 300 kg da heo thành phẩm. Một số lượng lớn da heo
ngâm trong thùng phi, chất dưới nền xi
măng bị ruồi nhặng bu kín và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Nguồn da heo chủ yếu nhập về từ các mối
hàng ở chợ Tân Xuân (Hóc Môn) với giá
10.000 đồng/kg. Hàng nhập về ông Khôi
và ông Luận cho công nhân ngâm vào
nước đá 12 tiếng đồng hồ, sau đó mang
luộc khoảng 15 phút rồi phơi nắng. Da heo này được chế biến thành bì heo
bán ở các quán cơm tấm. Trung bình 5 kg
da heo tươi, qua chế biến phơi khô còn 1
kg và bán cho đầu nậu ở Kiên Giang với
giá 80.000 đồng/kg.
Bạch tuộc tươi làm từ cao su Ngày 28-9, anh Võ Văn Hưởng, ngụ ấp
Phú Nghị, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát tỉnh
Bình Dương, được một người bạn tặng 2
kg bạch tuộc mua từ chợ Thủ Dầu Một. Tuy
nhiên, khi anh dùng dao cắt bạch tuộc thì
phát hiện có dấu hiệu khác thường, bởi chúng rất dai, đưa lên mũi ngửi cũng
không thấy có mùi tanh như loài bạch
tuộc thông thường. Sau đó, anh cắt bạch
tuộc để nướng cũng không thấy có mùi vị
gì cả, chỉ co nhúm lại như một cục mủ cao
su. Anh Hưởng đem hết số bạch tuộc này để gần đống rác nhưng cũng không có
một con ruồi nào đến đậu.
Nghi ngờ đây là bạch tuộc được làm giả,
anh Hưởng đã nhờ nhiều người nội trợ,
người chuyên buôn bán hải sản tươi sống
xem giúp thì đều nhận được câu trả lời
“bạch tuộc giả”. Còn việc nó được sản
xuất từ đâu, làm bằng chất liệu gì không ai biết được. Anh Hải, một người có kinh nghiệm trong
việc mua bán hải sản ở phường Phú Hòa,
TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết,
bây giờ người dân thỉnh thoảng vẫn bị
mua nhầm loại bạch tuộc tươi sống bị làm
giả. Bạch tuộc giả có màu xám trắng, nhợt nhạt như hàng bị ươn. Phần thân của
bạch tuộc lép mỏng và không rõ hình
dáng. Râu của bạch tuộc giả rất dài mà
mềm nhũn… Tuy nhiên, vì thiếu kinh
nghiệm, rất nhiều người đã mua phải
bạch tuộc và nhiều loại hải sản giả khác mà vẫn vui vẻ tin rằng mình đã “vợt”
được đồ tươi.
UNDER MAINTENANCE